CONG MINH A&C

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG MINH

Điện thoại:                    0225.7302689 – 0936184164

Email: Congdinhtdh@gmail.com

Choáng ngợp trước quy mô hạm đội dự trữ khổng lồ của Hải quân Mỹ

– Trải qua nhiều năm giữ vị trí lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, sở hữu số lượng chiến hạm trong biên chế rất hùng hậu. Kèm theo đó quy mô hạm đội dự trữ của Mỹ cũng “siêu khủng”.

Khác với nhiều lực lượng khác trên thế giới còn đang vận hành những con tàu đã hoạt động đến gần nửa thế kỷ, hầu hết các chiến hạm của Mỹ đều chỉ phục vụ khoảng 30 năm (cá biệt có một số chiếc chỉ hơn chục năm đã bị “nhận sổ hưu”).

Do còn trong tình trạng tốt nên chúng đã được đưa đi lưu trữ để chờ xử lý, có thể là tặng cho viện bảo tàng, bán lại cho đồng minh, hoặc tháo bỏ…Tuy nhiên, khi cần thiết thì những con tàu này hoàn toàn đủ khả năng “tái ngũ” trong thời gian ngắn sau khi trải qua quá trình sửa chữa.

Hiện nay, các tàu chiến thuộchạm đội dự trữ của Hải quân Mỹ (USN) chủ yếu phân bổ tại 3 căn cứ lớn, nằm ở Philadelphia, Bremerton và Trân Châu Cảng (Hawaii). Bên cạnh đó, còn khoảng hơn 50 tàu neo đậu ở Vịnh Suisun, bang California.

Chiếm số lượng thuộc hàng đông đảo nhất là các khinh hạm Oliver Hazard Perry (FFG-7), USN mới ngừng sử dụng chiếc cuối cùng của lớp chiến hạm này vào năm 2015.

Rất nhiều chiếc đang trong tình trạng bảo quản chờ chuyển giao cho đồng minh. Có vẻ như Hải quân Mỹ không mặn mà với FFG-7 cho nên cơ hội tái ngũ của chúng là rất thấp.

Sẽ là thiếu sót lớn khi chưa nhắc tới những “ngôi sao” một thời, đó là các siêu hàng không mẫu hạm.

Trong khi Nga, Trung Quốc đang chật vật với lớp tàu sân bay Varyag cũ kỹ đóng từ thời Liên Xô tuổi đời cao với vô số khiếm khuyết thì chắc hẳn họ sẽ phải nhìn chiếc USS John F. Kennedy (CV-67), USS Kitty Hawk (CV-63) bằng con mắt thèm thuồng.

Mặc dù đã rất cũ nhưng trong trường hợp khẩn cấp thì hai tàu sân bay trên vẫn sẽ được cho quay lại biên chế, sức mạnh của chúng hoàn toàn áp đảo mọi đối thủ còn lại.

Bên cạnh đó, Mỹ còn đang cất giữ tới 3 tàu đổ bộ tấn công (LHA) lớp Tarawa cùng nhiều tàu đốc đổ bộ (LPD) và tàu hậu cần (AFS) cỡ lớn khác. Theo dự đoán trong nhiều năm tới, vẫn chưa quốc gia đối thủ nào đủ sức đóng những chiếc LHA lớn và sở hữu năng lực tác chiến mạnh như Tarawa.

Rõ ràng nếu thực hiện lệnh “tổng động viên”, hạm đội dự trữ của Hải quân Mỹ vẫn là lực lượng đủ khả năng tạo ra thay đổi lớn về cán cân sức mạnh trên các đại dương. Tuy rằng hiện tại, số lượng tàu trong biên chế lực lượng này có suy giảm so với thời kỳ đỉnh cao nhưng không thể vì vậy mà coi thường được.

 DNVN – Trải qua nhiều năm giữ vị trí lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, sở hữu số lượng chiến hạm trong biên chế rất hùng hậu. Kèm theo đó quy mô hạm đội dự trữ của Mỹ cũng “siêu khủng”.

Khác với nhiều lực lượng khác trên thế giới còn đang vận hành những con tàu đã hoạt động đến gần nửa thế kỷ, hầu hết các chiến hạm của Mỹ đều chỉ phục vụ khoảng 30 năm (cá biệt có một số chiếc chỉ hơn chục năm đã bị “nhận sổ hưu”).

Do còn trong tình trạng tốt nên chúng đã được đưa đi lưu trữ để chờ xử lý, có thể là tặng cho viện bảo tàng, bán lại cho đồng minh, hoặc tháo bỏ…Tuy nhiên, khi cần thiết thì những con tàu này hoàn toàn đủ khả năng “tái ngũ” trong thời gian ngắn sau khi trải qua quá trình sửa chữa.

Hiện nay, các tàu chiến thuộchạm đội dự trữ của Hải quân Mỹ (USN) chủ yếu phân bổ tại 3 căn cứ lớn, nằm ở Philadelphia, Bremerton và Trân Châu Cảng (Hawaii). Bên cạnh đó, còn khoảng hơn 50 tàu neo đậu ở Vịnh Suisun, bang California.

Chiếm số lượng thuộc hàng đông đảo nhất là các khinh hạm Oliver Hazard Perry (FFG-7), USN mới ngừng sử dụng chiếc cuối cùng của lớp chiến hạm này vào năm 2015.

Rất nhiều chiếc đang trong tình trạng bảo quản chờ chuyển giao cho đồng minh. Có vẻ như Hải quân Mỹ không mặn mà với FFG-7 cho nên cơ hội tái ngũ của chúng là rất thấp.

Sẽ là thiếu sót lớn khi chưa nhắc tới những “ngôi sao” một thời, đó là các siêu hàng không mẫu hạm.

Trong khi Nga, Trung Quốc đang chật vật với lớp tàu sân bay Varyag cũ kỹ đóng từ thời Liên Xô tuổi đời cao với vô số khiếm khuyết thì chắc hẳn họ sẽ phải nhìn chiếc USS John F. Kennedy (CV-67), USS Kitty Hawk (CV-63) bằng con mắt thèm thuồng.

Mặc dù đã rất cũ nhưng trong trường hợp khẩn cấp thì hai tàu sân bay trên vẫn sẽ được cho quay lại biên chế, sức mạnh của chúng hoàn toàn áp đảo mọi đối thủ còn lại.

Bên cạnh đó, Mỹ còn đang cất giữ tới 3 tàu đổ bộ tấn công (LHA) lớp Tarawa cùng nhiều tàu đốc đổ bộ (LPD) và tàu hậu cần (AFS) cỡ lớn khác. Theo dự đoán trong nhiều năm tới, vẫn chưa quốc gia đối thủ nào đủ sức đóng những chiếc LHA lớn và sở hữu năng lực tác chiến mạnh như Tarawa.

Rõ ràng nếu thực hiện lệnh “tổng động viên”, hạm đội dự trữ của Hải quân Mỹ vẫn là lực lượng đủ khả năng tạo ra thay đổi lớn về cán cân sức mạnh trên các đại dương. Tuy rằng hiện tại, số lượng tàu trong biên chế lực lượng này có suy giảm so với thời kỳ đỉnh cao nhưng không thể vì vậy mà coi thường được.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *